Nếu như một vài năm trước, các nhãn hàng chỉ tập trung sử dụng những người nổi tiếng, những ngôi sao hạng A (được gọi là Celebrities) để làm đại sứ thương hiệu hoặc quảng cáo cho sản phẩm trên TV và báo chí thì trong vài năm trở lại đây, thị trường influencer marketing đã phát triển mạnh mẽ và mở rộng ra nhiều nhóm influencer khác nhau. Điều này vô tình khiến cho việc đặt tên hay phân loại influencer trở nên khá hỗn loạn.
Vì vậy ở bài viết này, Movement Marketing hy vọng đem đến cho bạn một cái nhìn tổng quan và dễ hiểu nhất về chân dung kênh truyền thông siêu hot này. Hãy cùng tìm hiểu bên dưới nhé!
Influencer Marketing là gì?
Hiểu một cách nôm na đó là hình thức marketing sử dụng những người nổi tiếng và có sức ảnh hưởng để truyền tải thông điệp đến khán giả mục tiêu.
Influencer Marketing – Xu hướng lựa chọn của giới truyền thông
Thay vì quảng cáo trực tiếp đến với một nhóm khách hàng, các nhà marketer sẵn sàng đầu tư ngân sách để Influencer thay họ làm điều đó. Với hình ảnh đẹp mắt, video sáng tạo cùng những nội dung đầy cảm hứng từ Influencers giúp cho thông điệp của nhãn hàng dễ dàng chạm đến người xem một cách đầy cảm xúc, đồng thời kích thích sự tương tác giữa đôi bên.
Những lợi ích nổi bật mà Influencer Marketing đem lại
Không phải ngẫu nhiên mà Influencer Marketing được đánh giá là hoạt động không thể thiếu trong marketing-mix. Đặc biệt, nếu như trước đây chỉ những Công ty hay nhãn hàng lớn lựa chọn Influencer cho các chiến dịch của mình thì nay những doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng “chạy đua” sử dụng Influencer, bởi hiệu quả về mặt tương tác trên mạng xã hội lẫn doanh số đầy triển vọng là những lợi ích không thể chối cãi mà Influencer Marketing đem lại.
Những lợi ích của kênh truyền thông – Influencer Marketing (Theo Tomoson)
Tuy nhiên, kết quả “thắng thua” của chiến dịch Influencer Marketing còn phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có chọn đúng influencer hay không? Vì vậy, người làm marketing cần có nhận thức rõ ràng về vai trò của từng nhóm influencer khác nhau.
Vậy Influencer Marketing được phân loại như thế nào?
Dựa trên kinh nghiệm triển khai nhiều dự án, Movement Marketing xin chia sẻ một góc nhìn riêng về cách phân loại Influencer như sau:
Các nhóm Influencer Marketing (theo Movement Marketing)
Trong đó, khái niệm Macro Influencer và Specialist có nhiều điểm tương đồng. Vậy khi nào thì nên sử dụng Macro Influencer và Specialist?
Trước tiên, cần nhận thức rõ rằng lợi ích vượt trội nhất của Macro Infuencer là THAY ĐỔI và DẪN DẮT đám đông, trong đó Specialist lại có khả năng THUYẾT PHỤC người hâm mộ (fan/follower) của họ trải nghiệm và tiến tới sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Bên cạnh đó, xét về mức độ tương thích với sản phẩm/dịch vụ thì Macro Influencer chiếm ưu thế hơn bởi sự đa dạng, trong khi Specialist còn tùy thuộc vào lĩnh vực thế mạnh của họ. Điều này khiến cho việc chia sẻ nội dung và hình ảnh của Specialist trở nên sống động và thể hiện được góc nhìn cá nhân nếu họ quảng bá cho sản phẩm mà mình am hiểu. Riêng về Macro Influencer thường tập trung đầu tư về mặt hình ảnh nhiều hơn, và nội dung sẽ mang tính chất giới thiệu, cung cấp thông tin tới người xem.
Dự báo trong tương lai, Influencer Marketing sẽ dần dịch chuyển để trở thành một “đế chế” mới trong quảng cáo tiếp thị số, các Influencer vẫn tiếp tục là những người ảnh hưởng “bất khả chiến bại”. Do đó, lựa chọn Influencer Marketing là điều không thể thiếu đối với doanh nghiệp và nhãn hàng khi triển khai các chiến dịch truyền thông. Tuy nhiên, các nhà marketer cần hiểu rõ mục tiêu, đối tượng tiếp cận để quyết định lựa chọn influencer phù hợp.